Đang tải...

NHỜ GIẢI ĐÁP NHỮNG VƯỚNG MẮC THƯỜNG GẶP TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN

Thảo luận trong 'Giúp đỡ' bắt đầu bởi Luyen Nguyen, 6 Tháng mười hai 2017.

  1. maitrangnhung

    maitrangnhung New Member

    E cám ơn kế toán Edubelife
     
  2. maitrangnhung

    maitrangnhung New Member

    úi, bạn đùa à, gặp hóa đơn bỏ trốn thì có mà toạch, cty tớ đang phải giải quyết hậu quả đây này
     
  3. khánh vy

    khánh vy New Member

    Cty mình cũng đang vướng vụ này. Tiền thuê nhà cũng khá nhiều mà k cho đc vào chi phí hợp lý
     
  4. Em chào các anh chị.

    Anh chị có thể hướng dẫn giúp em chi tiết về khoản hỗ trợ nhà ở: khoản này tính thuế TNCN như thế nào và ở mức nào ạ?. Và điều kiện là khoản này được ghi cụ thể trong HĐLĐ, thoả ước lao động,... Ngoài ra còn cần điều kiện gì về chứng từ nữa không ạ. Em cảm ơn.
     
    Kế toán EDUBELIFE and Ga Koi like this.
  5. Bảo Ngọc

    Bảo Ngọc New Member

    mình theo dõi với
     
  6. Ga Koi

    Ga Koi Member

    em lơ mơ lắm cho em theo dõi với
     
  7. Lê Minh

    Lê Minh New Member

    mình cũng muốn biết
     
  8. Chào em! Hiện nay Tổng cục thuế chỉ đạo các Cục thuế, chi cục thuế hạn chế việc bán hóa đơn cho các trường hợp phát sinh chi phí nhân công DN thuê khoán đội, tổ theo quy định tại Công văn số 80/TCT-KTNB ngày 09/01/2017, do đó hiện cơ quan thuế hạn chế cấp hóa đơn cho các trường hợp này
    Để tìm ra giải pháp về vấn đề của doanh nghiệp, có lẽ em cần:
    + Phân tích kỹ tình trạng lao động của Tổ đội là ngắn hạn hay thường xuyên, các cá nhân trong Đội đã ký hợp đồng lao động ở đâu chưa, họ có những nguồn thu nhập nào…?
    + Áp dụng quy định pháp lý tại Thông tư 111/2013/TT-BTC; Thông tư 92/2015/TT-BTC; các quy định Bộ luật lao động, luật bào hiểm để có giải pháp cụ thể trong từng trường hợp.
    Để có giải pháp cụ thể cần nghiên cứu kỹ đặc điểm sản xuất kinh doanh của DN cũng như yêu cầu quản lý của chủ DN về vấn đề này em ạ. Ví dụ, trường hợp người lao động gắn bó, lao động ổn định tại DN, DN cần ký hợp đồng lao đồng dài hạn theo quy định và nộp bảo hiểm; trường hợp lao động làm việc dưới 1 tháng, chưa phát sinh bảo hiểm phải nộp theo quy định tại QĐ 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017…
    Đây là tình huống cần có trao đổi chi tiết, để có được giải pháp phù hợp, em nhé!
     
  9. Chào em!
    THỨ NHẤT
    Để kê khai thuế GTGT của hàng biếu tặng, em chú ý nếu hàng biếu tặng không có bằng chứng tin cậy chứng minh việc biếu tặng này thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì:
    + Thuế GTGT đầu vào của hàng biếu tặng không được khấu trừ
    + Khi xuất hàng biếu tặng phải lập hóa đơn như bán hàng hóa thông thường
    Căn cứ: Thông tư 219/2013/TT-BTC; Thông tư 119/2014/TT-BTC; Thông tư 39/2014/TT-BTC’ Thông tư 26/2015/TT-BTC
    Qua chia sẻ trên của em, tôi thấy em đã rất quan tâm đến việc lập hóa đơn khi xuất hàng biếu tặng, nhưng còn chi phí và thuế đầu vào hàng biếu tặng, em chú ý thêm nhé!


    THỨ HAI
    Lý do việc chênh lệch giữa doanh thu tính thuế GTGT trên tờ khai với Doanh thu tính thuế trên BCTC có nguồn gốc từ kỹ thuật cập nhật chứng từ vào phần mềm kế toán. Vì DN hạch toán: Nợ 6421/ Có 156, có 33311 => không thể phản ánh lên TK doanh thu 511 được, đúng không em?
    Vậy, tôi xin gợi ý thêm hạch toán hàng biếu tặng có thể thay đổi như sau:
    Nợ TK 156/Có TK 632 = giá vốn hàng biếu tặng
    Nợ TK 811,642 = tổng giá thanh toán (lưu ý trường hợp chi phí được trừ và không được trừ cần ghi chú cụ thể)
    Có TK 5118 = Doanh thu tiêu thụ nội bộ hàng biếu tặng
    Có TK 3331 = Thuế GTGT hàng biếu tặng
    Việc hạch toán điều chỉnh như trên sẽ giúp em thuận lợi hơn trong việc phản ánh trên phần mềm, không còn bị chênh lệch nữa, đồng thời vẫn đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, đặc biệt các quy định về thuế và hóa đơn GTGT.
     
  10. Chào em!
    Tôi xin làm rõ mấy ý như sau
    1/ KHOẢN HỖ TRỢ NHÀ Ở CÓ BỊ TÍNH THUẾ TNCN?
    Căn cứ Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân:
    các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
    đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có). không bao gồm:…Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh
    => Như vậy, số tiền chi hỗ trợ nhà ở trên không được vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh của người lao động THÌ KHÔNG BỊ TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN của người lao động

    2/ KHOẢN HỖ TRỢ NHÀ Ở CÓ BỊ TÍNH BẢO HIỂM KHÔNG?
    Căn cứ vào Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội; Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác sau:
    … KHOẢN HỖ TRỢ NHÀ Ở
    => Vậy khoản hỗ trợ nhà ở KHÔNG BỊ tính thu nhập nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc


    3/ KHOẢN CHI NÀY CÓ ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ TNDN?
    Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, khoản chi phí này Doanh nghiệp được trừ nếu quy định cụ thể tại Hợp đồng lao động. Chú ý Hợp đồng lao động này phải là Hợp đồng lao động hợp pháp, tức là đảm bảo sự tuân thủ các quy định Bộ luật lao động, Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật bảo hiểm và Quy định về Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, em nhé!
     
  11. Gấu Nhỏ

    Gấu Nhỏ New Member

    Cả nhà ơi, Em mới chuyển sang làm giá thành công ty may mặc mà chưa hiểu lắm về cách tính định mức tiêu hao. Các bậc tiền bối có thể hướng dẫn giúp em được không ạ?
     
    Kế toán EDUBELIFE thích bài này.
  12. Hoàng Dương

    Hoàng Dương New Member

    Các anh chị cho em hỏi một vấn đề về bảo hiểm với ạ, em có tìm hiểu trên mạng nhưng không rõ cách làm cụ thể lắm vì kinh nghiệm em còn non nớt quá.
    Về quy định mức sàn trên (mức đóng tối đa). Như công ty em vừa ký hợp đồng cho người lao động với mức lương đóng bảo hiểm là 88.000.000 thì tính bảo hiểm thế nào ạ
    Mong nhận được sự hướng dẫn của các anh chị.
     
    Kế toán EDUBELIFE thích bài này.
  13. Ga Koi

    Ga Koi Member

    ko quá 20 lần lương cơ sở bạn nhé. Lương cs đang là 1.390k đấy
     
  14. Chào em!
    Câu hỏi tương tự thế này tôi đã trả lời ở 1 số group, diễn đàn
    Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017, cá nhân này được đóng bảo hiểm với mức lương không quá 20 lần mức lương cơ sở em nhé. Hiện nay mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng, Khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 49/2017/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do Quốc hội ban hành
     
    Ga Koi thích bài này.
  15. Chào Em! chúc mừng em đã sang phần hành kế toán quan trọng nhất của Doanh nghiệp sản xuất – Đó là kế toán giá thành sản xuất.

    Để xây dựng phương pháp tính giá thành sản xuất trong loại hình doanh nghiệp này, em nghiên cứu kỹ thêm về đặc điểm của sản phẩm may mặc nhé!
    Doanh nghiệp sản xuất cung ứng sản phẩm thời trang hàng loạt, số lượng lớn, mang tính chất công nghiệp hay sản phẩm mang tính thời trang đơn lẻ, số lượng giới hạn? DN sản xuất bao nhiêu loại sản phẩm? các loại sản phẩm này có được sản xuất cùng 1 lúc trong 1 quy trình không?

    Đặc điểm quy trình sản xuất như thế nào? Thời gian bao lâu? Có bao nhiêu công đoạn sản phẩm dở dang? So sánh về mặt giá trị và hao phí các yếu tố sản xuất giữa thành phầm và sản phẩm dở dang? Ví dụ: 01 sản phẩm hoàn thiện mất 2,5m vải; sản phẩm dở mất 2m vải…

    Nghiên cứu để xây dựng Phương pháp giá trị sản phẩm dở dang hợp lý, trong đó chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung có trong sản phẩm dở dang là bao nhiêu, chính là bí quyết để xây dựng thành công phương pháp tính giá thành sản xuất cho DN đó em!
     
    Đặng Thùy Dương thích bài này.
  16. Nguyễn Yến

    Nguyễn Yến New Member

    em cám ơn câu trả lời này nhé vì em đang không rõ trường hợp này ạ
     
  17. Phần giá thành lúc nào cũng là đau đầu nhất của sản xuất, cảm ơn c đã chia sẻ nhé
     
  18. Hoàng Dương

    Hoàng Dương New Member

    Mọi người cho em hỏi.
    Bên e có 1 công trình từ năm 2016. Đến tháng 1 năm nay mới hoàn thiện.
    Bên em đã xuất 2 hóa đơn cho năm 2016 và 1 hóa đơn vào tháng 1 năm 2018 (tổng đã xuất 3 hóa đơn). Tất cả đều đã kê khai thuế.
    Đến giờ do khách chưa thanh toán hết tiền cho công trình này. Nên sếp kêu em làm điều chỉnh giảm thành tiền của 2 hóa đơn. 1 cái của năm 2016 và 1 cái của 2018
    Vấn đề em đang phân vân là: Nếu bây giờ điều chỉnh giảm giá trị của hóa đơn 2016. Thì em sẽ làm biên bản điều chỉnh và xuất hóa đơn điều chỉnh. Đồng thời em phải làm lại cả BCTC 2016 và thuế của 2016. Và việc điều chỉnh doanh thu như thế thì bên em có bị rủi do gì không?
    Trên biên bản điều chỉnh em nên nêu lý do điều chỉnh là gì để không bị thuế soi ạ?
    Em mong nhận được tư vấn của các anh chị cô chú trong nghề ạ.
     
    Kế toán EDUBELIFE thích bài này.
  19. Ga Koi

    Ga Koi Member

    khoai nhỉ, cái này khó mà điều chỉnh đc nhé b, càng điều chỉnh thuế càng soi, lý do của bạn hơi khó để điều chỉnh đấy :)
     
    Kế toán EDUBELIFE thích bài này.
  20. Việc điều chỉnh giảm hóa đơn, bản chất điều chỉnh giảm về doanh thu tính thuế Thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế GTGT đầu ra phải nộp là một trong những vấn đề được cơ quan thuế quan tâm đặc biệt trong các cuộc thanh kiểm tra thuế. Bởi lẽ, cơ quan thuế luôn nghi ngờ, mang tính nghề nghiệp rằng: DN đang có dấu hiệu trốn 2 khoản thuế lớn này. Do vậy, nếu quyết định điều chỉnh giảm hóa đơn từ các năm trước, bạn nên chú ý:

    1. NGHIÊN CỨU KỸ CƠ SƠ PHÁP LÝ VỀ VIỆC NÀY:

    Căn cứ Khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC “3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho

    người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát

    hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai

    sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng

    hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…

    Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế

    đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).


    2. LẬP BIÊN BẢN ĐIỀU CHỈNH SAI SÓT CẦN CHÚ Ý:

    + Làm rõ LÝ DO việc điều chỉnh sai sót này LÀ KHÁCH QUAN. Đối với TH của DN em, việc khách quan này thể hiện việc DN đã chấp hành việc lập hóa đơn đúng thời điểm theo quy định tại Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC, kể cả trong trường hợp khách hàng chưa thanh toán. Nếu không làm rõ được tính chất khách quan của việc điều chỉnh này thì nên dừng lại bạn ạ. Vì nếu hành vi này không khách quan, là mong muốn chủ quan, thì DN sẽ bị coi như có dấu hiệu “trốn thuế” – hành vi bị phạt rất năng theo quy định pháp luật (phạt từ 3 đến 5 lần số thuế trốn, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự - Điều 161 Bộ Luật hình sự)

    + Giá trị điều chỉnh giảm càn làm rõ: “Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…”. Đối với lĩnh vực xây lắp, việc điều chỉnh giảm cần có hồ sơ hồ sơ giải trình giảm chi tiết kèm theo như Khối lượng điều chỉnh giảm là gì? Giá trị điều chỉnh giảm chi tiết các hạng mục? Việc giảm này có ảnh hưởng đến chất lượng công trình như 2 bên đã cam kết không?...


    + Việc lập hóa đơn điều chỉnh giảm được thực hiện theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC; việc kê

    khai điều chỉnh tăng giảm cần thực hiện theo các quy định hướng dẫn tại Thông tư 156/2013/TT-BTC.


    Trên đây là một số gợi ý nhỏ của tôi. Mong bạn và DN tìm được hướng giải quyết đúng đắn.
     

Chia sẻ trang này