Đang tải...

NHỜ GIẢI ĐÁP NHỮNG VƯỚNG MẮC THƯỜNG GẶP TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN

Thảo luận trong 'Giúp đỡ' bắt đầu bởi Luyen Nguyen, 6 Tháng mười hai 2017.

  1. Luyen Nguyen

    Luyen Nguyen New Member

    Em chào cả nhà, em mới đi làm nên còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có nhiều kinh nghiệm, em có 1 số vướng mắc mà em không biết giải quyết thế nào, mong các anh chị trong diễn đàn giúp đỡ em ạ.
    cty của e thành lập T11. 2014, năm 2015 chưa phát sinh gì, đến năm 2016 thì mới phát sinh nhưng ít, trước đây cty có thuê 1 chị Kt làm BCTC nộp các tk liên quan nhưng tk TNCN lại ko nộp trắng. Bây giờ bên thuế thông báo là còn thiếu và nộp phạt. Vậy e xin các anh chị cho e xin cách giải quyết tối ưu nhất với ạ.
    Do e vừa mới vào làm mà gặp phải vấn đề này nên e hoang mang lo lắng lắm.
    Em cảm ơn!
     
    Kế toán EDUBELIFE thích bài này.
  2. Maikt

    Maikt New Member

    Hóng giải đáp
     
  3. Sunnygirl

    Sunnygirl New Member

    em có lượn lờ 1 số diễn đàn và bắt gặp câu hỏi như thế này, các bậc tiền bối có thể giải đáp giúp em đc ko ạ?
    "Cả nhà ơi cho e hỏi công ty e có lô hàng nhập khẩu nhưng do hàng không đúng quy cách bên e muốn xuất trả nhà cung cấp. vậy bên e cần làm thủ tục gì, có phải xuất hoá đơn VAT không ? Giá xuất tính như thế nào và thuế VAT hàng nhập khẩu sẽ được xử lý như thế nào ạ?"
    Em cảm ơn cả nhà!
     
    Kế toán EDUBELIFE thích bài này.
  4. Baby one more time

    Baby one more time New Member

    Nếu chưa quyết toán thuế thì nên làm lại bctc cho cẩn thận, còn thuế TNCN chắc cũng phải kê khai bổ sung, nhưng xác định tư tưởng trước là sẽ bị nộp phạt cho đỡ buồn nhé chủ thớt!
     
  5. Chào em, về câu hỏi này của em, tôi có 1 chút gợi ý như sau:

    Căn cứ Thông tư 111/2013/TT-BTC; Căn cứ Thông tư 92/2015/TT-BTC, Căn cứ Thông tư 156/2013/TT-BTC, em nên

    Bước 1:

    - Kiểm tra hồ sơ nhân viên, hợp dồng lao động, bảng chấm công, bảng tính lương, MST CN, đăng ký giảm trừ gia cảnh (nếu có), phiếu chi lương sau đó kiểm tra với số liệu trên sổ kế toán xem ghi sổ có đúng không è nếu đúng lấy số liệu từ các bảng lương làm cơ sở để lập tờ khai QTT TNCN

    - Trong trường hợp không có các hồ sơ, chứng từ này thì kiểm tra số liệu trên kế toán làm cơ sở để “làm lại” và hoàn thiện hồ sơ nhân viên, hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng tính lương, MSTCN, đăng ký giảm trừ gia cảnh, phiếu chi lương…sau đó lập tờ khai QTT TNCN

    Bước 2:

    - Lập tờ khai quyết toán thuế TNCN còn thiếu 2014 (do công ty thành lập T11 2014 nên có thể gộp 2 tháng 2014 vào quyết toán năm 2015) và 2016 rồi nộp qua mạng càng sớm càng tốt

    - Trong trường hợp phát sinh thuế TNCN phải nộp thì tính số ngày nộp chậm để tính số tiền phạt nộp chậm và nộp tiền thuế TNCN + tiền phạt nộp chậm vào ngân sách nhà nước cùng với ngày nộp tờ khai QTT TNCN

    Đồng thời làm công văn giải trình về vấn đề nộp chậm tờ khai QTT TNCN


    Chú ý: số ngày nộp chậm QTT 2015 là tính từ ngày 30/3/2016 đến ngày nộp thuế

    Số ngày nộp chậm QTT 2016 là tính từ ngày 30/3/2017 đến ngày nộp thuế

    + Trước ngày 1/7/2016:

    Số tiền phạt nộp chậm = số ngày nộp chậm x 0,05% x số tiền thuế TNCN phải nộp

    + Từ ngày 1/7/2016:

    Số tiền phạt nộp chậm = số ngày nộp chậm x 0,03% x số tiền thuế TNCN phải nộp (Thông tư 130/2016/TT-BTC).

    Chúc em may mắn và thành công!
     
  6. Chào em, câu hỏi này tôi cũng đã gợi ý ở 1 số diễn đàn rồi.

    Căn cứ Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015, tôi xin có gợi ý như sau nhé:

    Các thủ tục xuất khẩu trả lại chủ hàng nước ngoài lô hàng nhập khẩu do hàng không đúng quy cách:

    1) Biên bản ghi nhận hàng không đúng quy cách phải xuất khẩu trả lại chủ hàng nước ngoài

    2) Hồ sơ hải quan gồm:

    2.1) Văn bản giải trình của doanh nghiệp về việc xuất khẩu hàng;

    2.2) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu: nộp 02 bản chính;

    2.3) Tờ khai hàng hoá nhập khẩu trước đây: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính;

    2.4) Văn bản chấp nhận nhận lại hàng của chủ hàng nước ngoài: nộp 01 bản chính hoặc bản chụp;

    3) Cơ quan hải quan ra quyết định không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu trả lại, người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo hướng dẫn tại điều 114 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 và cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu là hàng đã nhập khẩu trước đây

    Hình thức tái xuất hàng hóa nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan: Tái xuất để trả cho khách hàng ở nước ngoài;

    Không phải xuất hóa đơn GTGT
     
    Đỗ Thùy Hương thích bài này.
  7. Luyen Nguyen

    Luyen Nguyen New Member

    Em cảm ơn nhiều ạ. Câu trả lời rất chi tiết ạ,
     
  8. Bảo Ngọc

    Bảo Ngọc New Member

    Cả nhà có ai làm bên công ty vận tải ko ạ? E có 1 số vấn đề cần chia sẻ ai làm bên cty vận tải mà quyết toán thuế rồi. Giúp e TH này với, e cảm ơn ạ!
    Công ty TNNHH một thành viên, thuê xe tải để vận chuyển.xe này là của giám đốc đứng tên và đồng thời là chủ doanh nghiệp.
    Công ty thuê vp, thuê nhà làm vp này đứng tên 2 vợ chồng giám đốc.
    1_ 2 TH trên có đc tính vào chi phí hợp lý ko? Căn cứ vào đâu, tại sao?( điều luật nào quy định).
    2_ Nếu đc tính vào Cp hợp lý cần những thủ tục giấy tờ gì?
     
    Kế toán EDUBELIFE thích bài này.
  9. Chào em,


    Trường hợp Công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ ký hợp đồng thuê nhà riêng của chính mình để làm văn phòng phục vụ sản xuất kinh doanh cho công ty thì có thể lập hợp đồng thuê nhà làm văn phòng được ký theo đúng quy định của pháp luật, trong đó lưu ý người ký trên hợp đồng thuê nhà này phải là 2 người khác nhau (theo luật dân sự người đại diện pháp luật công ty không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình), theo đó bên cho thuê, người sở hữu nhà là Giám đốc và bên đi thuê là Công ty thì Giám đốc có thể ủy quyền cho người trong Ban Giám đốc ký trên hợp đồng thuê nhà.

    Tương tự hợp đồng thuê xe vận tải cũng chú ý, bên cho thuê và bên thuê phải là 2 người khác nhau.

    Theo thông tư 78 /2014/TT-BTC và TT96/2015/TT-BTC, để chi phí trên là chi phí được trừ, em cần lưu ý: Giao dịch đi thuê tài sản của công ty để phục vụ sản xuất kinh doanh mà đáp ứng điều kiện

    (1) khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

    (2) khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật và

    (3) khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 trđ trở lên (bao gồm cả thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

    Chứng từ bao gồm:

    + Hợp đồng thuê tài sản (nhà, xe vận tải). Từ 1/7/2015 thì không bắt buộc phải công chứng

    + Biên bản giao nhận tài sản

    + Chứng từ trả tiền thuê tài sản: có thể không phải chuyển khoản vì không có hóa đơn (điểm 2.4 khoản 2 điều 4 TT 96/2015/TT-BTC)

    + Chừng từ nộp thuế của bên cho thuê hay bên đi thuê nộp thay cho bên cho thuê (nếu có)

    • Nếu tiền thuê tài sản <100 trđ/năm: không phải nộp thuế

    • Nếu tiền thuê tài sản >100 trđ/năm: phải khai nộp thuế (thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN) – Căn cứ Thông tư 92/2015/TT-BTC
     
  10. khanhdiep

    khanhdiep New Member

    Em vừa đọc ở topic bên kia thấy có bạn đăng bài này, ai có thể chia sẻ cho e thêm kinh nghiệm ko ạ?

    Nguyên văn như sau:

    "Chào cả nhà

    Hôm qua mình lướt facebook thấy có bạn đăng bài test này lên, nghe đang hot lắm. Mình chưa biết cách giải quyết. Các cao nhân có thể chia sẻ phương án giúp mình với.

    Thanks all
    [​IMG]

    [​IMG]"
     
  11. Lê Minh

    Lê Minh New Member

    Hóng. có ai trả lời đc ko?
     
  12. Hằng Đỗ

    Hằng Đỗ New Member

    uầy khó vậy ạ? ai giúp với
     
  13. Đây chính là bài test mà tôi đã chia sẻ trên facebook cho các bạn trao đổi, Tôi có chút gợi ý cho các bạn, mời các bạn tham khảo gợi ý trả lời cho đề thi tuyển dụng như sau, chúc các bạn sẽ trả lời được cụ thể, chi tiết các câu hỏi nhé:

    Câu 1


    Trong tháng 5/2018 Một doanh nghiệp ABC chuyên xây lắp, chuyên nhận thi công các công trình dân dụng, có các hoạt động như sau:

    1, Phòng tài chính kế toán Công ty chi thanh toán chi phí đi nghỉ mát cho VietTravel = 220 trđ (đã bao gồm thuế GTGT 10%) về việc CBCNV đi nghỉ mát tại Đà Nẵng. Kế toán trưởng hiện rất lo lằng vì khoản chi này mang tính chất phúc lợi, không phục vụ HĐSXKD, khả năng chi phí này không được trừ là rất lớn. Bạn suy nghĩ gì về tình huống này? Bạn có cách nào để KTT của Doanh nghiệp này không còn lo lắng nữa?

    => Trước tình huống này, cần phân tích khoản chi này đã đáp ứng đủ các điều kiện của chi phí được trừ chưa? Tuy khoản chi này mang tính chất phúc lợi, không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng căn cứ vào Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, nếu khoản chi phúc lợi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định này, chi phí vẫn được trừ.

    2, Giám đốc đề nghị Kế toán trưởng và thủ quỹ chuẩn bị một món tiền, trị giá 50 triệu để phục vụ công tác ngoại giao cho dự án mới, không có chứng từ vào ngày 31/05/2018. Tính đến thời điểm này, Doanh nghiệp có không ít khoản chi như vậy và thường để ngoài sổ sách. Bạn suy nghĩ gì về tình huống này? Bạn có cách nào để KTT của Doanh nghiệp này không còn lo lắng nữa?

    => Trước tình huống này, cần phân tích khoản chi này đã đáp ứng đủ các điều kiện của chi phí được trừ chưa? Cụ thể, không đáp ứng điều kiện nào của chi phí được trừ? Bạn cần suy nghĩ thêm về việc trên thực tế các DN thường xử lý như thế nào trước tình huống này? Việc hiện nay các DN "mua hóa đơn" xử lý như vậy có gây rủi ro gì cho DN không? Bạn có giải pháp nào tốt hơn, vừa đúng luật, vừa phản ánh được chỉ phí này vào sổ sách giúp DN - Đây chính là một trong những nghiệp vụ đòi hỏi Kế toán phải có "Kỹ năng mềm" trong thực tế.

    3, Công ty thuê nhóm nhân công thi công tại công trường X2, chi phí tiền công thanh toán đợt này cho 10 lao động, tổng chi phí là 50 triệu đồng, đã chi bằng tiền mặt. Phòng Tài chính kế toán hiện đang phân vân khi trình Giám đốc duyệt thanh toán do e ngại về việc đội thi công này đã làm việc hơn 2 tháng nay tại công trường, không biết họ có phải đóng bảo hiểm không? thuế thu nhập cá nhân có phải khấu trừ không? Bạn hãy cho Doanh nghiệp một lời khuyên để xử lý tình huống vừa đúng luật, đồng thời DN không phát sinh thêm chi phí nào khác ngoài tiền công trên?

    => Trước tình huống này, cần phân tích khoản chi này đã đáp ứng đủ các điều kiện của chi phí được trừ chưa? Khoản chi này trên thực tế DN có hóa đơn đầu vào không? Chứng từ thực tế là gì? Nếu nhóm nhân công này chỉ thuê thời vụ có khác với trường hợp DN thuê dài hạn không? Để xử lý tốt tình huống này, kế toán chúng ta không chỉ cần có kiến thức sâu về Pháp luật thuế thu nhập cá nhân, Thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn cần nghiên cứu về Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm; nắm vững các loại chi phí tiền lương, tiền công.

    Câu 2


    Một doanh nghiệp dịch vụ tư vấn đang trong quá trình thanh kiểm tra quyết toán thuế 3 năm vừa qua. Cơ quan thuế yêu cầu giải thích về chi phí tiền lương trong năm 2016 đối với hợp đồng lao động dài hạn là 3,5 tỷ; lao động thời vụ là 2 tỷ. Kế toán trưởng doanh nghiệp đang rất lo lắng về việc không biết giải thích như thế nào về 2 khoản này? Dựa trên kiến thức về phương pháp chứng từ, Bạn hãy tư vấn cho DN những chứng từ cần chuẩn bị để giải thích khoản mục này?

    => Trước tình huống này, cần phân tích chi phí tiền lương KHÔNG được trừ theo quy định pháp luật về thuế TNDN khi nào? Ngoài ra, cần nắm chắc kiến thức kế toán về hạch toán trích lương và trả lương; Mong muốn của chủ DN trong việc giảm thiểu chi phí thuế Thu nhập cá nhân, chi phí bảo hiểm đối với từng loại hợp đồng dài hạn, thời vụ; nhưng đồng thời mong muốn toàn bộ chi phí lương thực tế đã chi, là chi phí được trừ và ĐÚNG LUẬT. Đây là vấn đề lớn của các Doanh nghiệp hiện nay, đòi hỏi kế toán chúng ta tìm ra chiếc "chìa khóa vàng" xử lý tốt đồng thời các yêu cầu này. Trên thực tế, giải pháp về vấn đề này cần xây dựng trên cơ sở tuân thủ các quy định về Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm, Luật thuế TNCN, Thuế TNDN, được trình bày và thể hiện trong Quy chế tiền lương tiền thưởng tại DN, Bộ mẫu Hợp đồng lao động dài hạn và thời vụ, các Mẫu hợp đồng tiền công, thu nhập khác với cá nhân...

    Câu 3

    Một doanh nghiệp thương mại kinh doanh đồ gia dụng đang trong quá trinh thanh kiểm tra quyết toán thuế. Cơ quan thuế yêu cầu giải thích về sự khác biệt giữa ngày Hóa đơn GTGT đầu ra (09/01/201:cool: và Biên bản giao nhận hàng (12/12/2017)? Hàng tồn kho trên sổ sách lớn hơn rất nhiều so với tồn kho thực tế. Theo bạn tại sao lại có những tình huống này? Vấn đề này có ảnh hưởng gì đến kết quả công tác thanh kiểm tra thuế? Hãy giải thích rõ các rủi ro pháp lý DN có thể gặp phải trong tình huống này dựa trên kiến thức về pháp luật về thuế & hóa đơn GTGT?

    => Trước tình huống này, cần nắm chắc kiến thức về thuế GTGT và hóa đơn GTGT, cụ thể: thời điểm nào là thời điểm phải lập hóa đơn GTGT, thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng hóa của DN thương mại. Bên cạnh đó, Kế toán cần có sự tìm hiểu thực tiễn về các vấn đề thực tiễn đang phát sinh tại DN TM - nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng tồn trên sổ sách cao hơn thực tiễn? Đó có thể là tình trạng "bán hàng nhưng không lập hóa đơn" hoặc "lập hóa đơn nhưng sai thời điểm"; hoặc " chứng từ mua hàng KHÔNG tương ứng với việc thực nhập hàng", chỉ là "mua chứng từ, hóa đơn"... mua quá nhiều, không xuất bán, dẫn đến tình trạng khó xử này!. Để có giải pháp về vấn đề này, ngoài việc phân tích nguyên nhân, kế toán cần nắm rõ các trường hợp sai phạm về hóa đơn, về thuế sẽ bị xử lý ntn? Mức phạt là bao nhiêu?

    Câu 4
    Một Kế toán trưởng đang rất lúng túng trong việc tiếp nhận quá nhiều hóa đơn tiếp khách, do Giám đốc "đưa" về để hạch toán vào tháng 5/2018 (60 triệu đồng, lớn gấp 5 lần tháng bình thường)? Chi phí này là loại chi phí gì của DN? Hạch toán vào khoản mục nào thì hợp lý? Đề xuất giải pháp xử lý tình huống này dựa trên kiến thức về chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, quy định pháp luật về thuế & hóa đơn GTGT và việc vận dụng phương pháp chứng từ trong thực tiễn?

    => Trước tình huống này, cần phân tích khoản chi này đã đáp ứng đủ các điều kiện của chi phí được trừ chưa? Cụ thể, không đáp ứng điều kiện nào của chi phí được trừ? Hóa đơn gốc đã có? Vậy còn cần chứng minh chi phí này có thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh không? Làm thế nào để DN có thể chứng minh chi phí này thỏa mãn đồng thởi cả 3 điều kiện của chi phí được trừ quy định tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC; Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC.

    Câu 5
    Một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo X đang chuẩn bị hồ sơ, chứng từ phục vụ đợt thanh kiểm tra quyết toán 5 năm, giai đoạn 2014 -2017. Ban giám đốc Công ty và Kế toán trưởng đang tìm cách giải trình về 500 triệu đồng chi phí nguyên vật liệu năm 2017, vượt định mức (gạo nệp, đỗ tương, hạt sen...); chi phí nhân công thời vụ phát sinh nhiều năm nay, đã báo cáo cơ quan thuế nhưng thực chất không rõ nguồn gốc lao động, kế toán đã "nhờ tạm" 10 chứng minh thư của người quen để kê khai chi phí nhân công và quyết toán thuế TNCN, tổng chi phí mỗi năm là 800 trđ. Bạn hãy chia sẻ quan điểm của bạn về vấn đề này? DN nên xử lý thế nào trong tình huống này?

    => Trước tình huống này, cần nắm chắc về quy trình xây dựng định mức chi phí tại DN sản xuất? Tại sao chi phí vượt định mức thường bị loại khi thanh kiểm tra thuế? CP này không đáp ứng điều kiện nào của chi phí được trừ?
    Đối với chi phí tiền lương lao động thời vụ, bạn cần có kiến thức vững chắc về chi phí tiền lương cần đảm bảo điều kiện nào để chi phí được trừ? Quy định về Luật lao động, Luật bao hiểm đối với chi phí tiền lương ra sao? "Xung đột" và hướng xử lý trong việc vừa phải đảm bảo chi phí tiền lương này là chi phí được trừ, vừa đáp ứng mong muốn của Chủ DN về: chi phí bảo hiểm và chi phí thuê TNCN là thấp nhất, thậm chí bằng 0? Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thuế phát hiện ra 10 CMT này là hoàn toàn giả mạo?
    Mọi giải pháp tốt, cần xây dựng trước hết, dựa trên sự tuân thủ pháp luật! Vừa đúng luật, vừa đáp ứng tốt nhu cầu quản trị DN - chính là những tố chất, kỹ năng quý giá mà một Kế toán giỏi ngày này cần hướng tới phấn đấu, tôi luyện!
     
  14. Gấu Nhỏ

    Gấu Nhỏ New Member

    thanks c đã hướng dẫn, Thực sự là tình huống này rất thực tế, khó xử lý
     
    Kế toán EDUBELIFE thích bài này.
  15. Hương Quỳnh

    Hương Quỳnh New Member

    Chào cả nhà!
    Hiện em đang gặp vấn đề khó mong anh chị giúp đỡ em ạ:
    - Trong tháng 3 khách hàng A mua hàng, là hộ kinh doanh cá thể nên ko lấy hđ. Nhưng em vẫn xuất
    Hóa đơn để kê khai và lưu lại.
    - Sang tháng 5, khách hàng A trả lại hàng do không bán được hàng đổi sang mặt hàng khác. Hình
    thức hàng đổi hàng, giá trị đổi sang mặt hàng mới tương ứng giá trị hàng trả về. Hàng trả về không
    có hóa đơn, chứng từ gì.
    - Trong tháng 5 , có khách hàng B mua hàng mà khách hàng A đã trả lại, khách hàng B muốn lấy
    hóa đơn.
    - Vậy em làm cách nào để có lượng hàng xuất hóa đơn cho khách hàng B?
    * Vì khách hàng A là hộ kinh doanh cá thể nên họ ko xuất lại hóa đơn trả hàng được. Mặt hàng này
    bên em cũng hết hàng, không còn hàng tồn.
    Làm thế nào để em xuất hóa đơn cho khớp tiền hàng mà khách hàng B chuyển khoản?
    Mong các anh chị chỉ bảo và giúp đỡ em TH này ạ. Em cảm ơn!
     
    Kế toán EDUBELIFE thích bài này.
  16. banthan021

    banthan021 New Member

    Chào mọi người, Em có một số thắc mắc về công việc đang làm mong mọi người giúp đỡ.

    Em đang làm việc cho một doanh nghiệp tư nhânvề lĩnh vực chuyển giao khoa học công nghệ, hạch toán theo thông tư 133. Nhưng hoạt động của doanh nghiệp lại giống với đơn vị hành chính sự nghiệp.

    Ví dụ:

    Dự án A đã được một tỉnh/huyện nào đó duyệt kinh phí dự án, bên tỉnh/huyện sẽ cung cấp kinh phí cho bên em thực hiện dự án A, vậy cái tiền đó mình phải hạch toán như thế nào? Nếu như bên em chi trước cho dự án A, sau này định kỳ bên tỉnh/huyện sẽ thanh toán lại cho bên em số tiền đã chi, vậy em phải hạch toán như thế nào?

    Còn chi phí cho dự án A, như công kỹ thuật viên, phụ cấp chủ nhiệm dự án, phụ cấp thư ký dự án… .v.v. ... em phải hạch toán như thế nào?

    Đến cuối năm tài chính thì em phải kết chuyển như thế nào, để lập báo cáo tài chính? Kinh phí của dự án A tỉnh/huyện cấp = chi phí cho dự án A, hay nói cách khác là: THU = CHI

    Cái em cần là dùng tài khoản nào để hạch toán cái tiền kinh phí mà bên tỉnh/huyện gửi xuống (VD: Nợ TK1121/Có TK???). Với cái chi phí cho dự án (VD: Nợ TK xxx/Có TK1121, TK1111 ...).

    Cuối năm tài chính TK ??? , TK xxx kết chuyển với TK nào? bởi vì hoạt động của doanh nghiệp giống với đơn vị hành chính sự nghiệp, nhưng phải hạch toán theo Thông tư 133.

    Hơi rắc rối chút nhưng mong mọi người tư vấn giúp em với ạ.
     
    Kế toán EDUBELIFE thích bài này.
  17. Chào em!
    Qua cách đặt vấn đề của em, tôi biết em đang khá bối rối. Thực ra sự việc khá đơn giản, chỉ có điều, do em chưa tách biệt được rõ quá trình hàng bán cho A bị trả lại với Việc khách hàng B mua hàng nên dẫn đến cách hiểu phức tạp. Tối xin cố vấn thế này nhé:

    THỨ NHẤT, KẾ TOÁN TÁCH BIỆT NGHIỆP VỤ HÀNG BÁN CHO A BỊ TRẢ LẠI

    TÌNH HUỐNG: Trong tháng 3 khách hàng A mua hàng, là hộ kinh doanh cá thể nên ko lấy hđ. Nhưng e vẫn xuất hđ để kê khai và lưu lại. Sang tháng 5, khách hàng A trả lại hàng.

    HƯỚNG XỬ LÝ
    Căn cứ Điều 20 và Phụ lục 04 Thông tư 39/2014/TT-BTC, trường hợp người mua A là cá nhân KHÔNG CÓ hóa đơn xuất trả lại, DN của em có thể tự lập hóa đơn điều chỉnh vào tháng 5 để điều chỉnh hóa đơn tháng 3 đã xuất cho A; mục đích: điều chỉnh giảm hóa đơn đã lập tháng 3/2018 do khách hàng trả lại. Chú ý, hai bên cần lập Biên bản ghi rõ lý do trả lại, giá trị, thuế, tổng giá thanh toán của hàng trả lại. Hạch toán hàng bán bị trả lại theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC.

    Cụ thế: Nợ TK 521 = Doanh thu hàng bán bị trả lại
    Nợ TK 3331 = Thuế GTGT hàng trả lại
    Có TK 131 (A) = Tổng giá thanh toán hàng trả lại

    Đồng thời nhập kho hàng trả lại

    Nợ TK 156/Có TK 632 = Giá vốn hàng bị trả lại

    THỨ HAI: HẠCH TOÁN A TRẢ LẠI HÀNG CŨ VÀ LẤY HÀNG MỚI TƯƠNG ĐƯƠNG GIÁ TRỊ

    TÌNH HUỐNG: Sang tháng 5, khách hàng A trả lại hàng do không bán được hàng đổi sang mặt hàng khác. Hình thức hàng đổi hàng, giá trị đổi sang mặt hàng mới tương ứng giá trị hàng trả về.

     Đây chính là điểm “dễ” làm em nhầm đấy. Em chú ý việc trả lại hàng cũ chúng ta cần lập hóa đơn điều chỉnh giảm và hạch toán như gợi ý ở phần trên. Trong đó hàng cũ đã được nhập kho đầy đủ, đồng thời giảm giá vốn vì hàng không bán được.

     Sau khi A trả lại hàng cũ, DN của em bán hàng mới cho A như bình thường.

    THỨ BA: HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ: KHÁCH HÀNG B MUA HÀNG ĐÃ BỊ A TRẢ LẠI

    TÌNH HUỐNG: Tháng 5. DN có khách hàng B mua hàng mà khách hàng A đã trả lại,khách hàng B muốn lấy hóa đơn. Vậy em làm cách nào để có lượng hàng xuất hóa đơn cho khách hàng B?

    Chắc đến đây, em đã rõ hướng xử lý rồi phải không em?
    Do tại phần “THỨ NHẤT” chúng ta đã ghi nhận nghiệp vụ nhập kho hàng A trả lại, nên tới phần THỨ BA này, em hạch toán bán hàng cho B một cách bình thường, tức là xuất kho hàng hóa bán cho B (hàng A đã trả lại và nhập kho rồi); đồng thời ghi nhận chi phí giá vốn mặt hàng này bình
    thường em nhé!

    Chúc em sẽ trưởng thành mạnh mẽ trong tương lai đối với nghề kế toán!
     
  18. Linh vũ

    Linh vũ New Member

    sao c giỏi vậy ạ
     
  19. Chào bạn!
    Tình huống Doanh nghiệp đang gặp phải quả là khá đặc biệt! Theo như bạn trao đổi, hình thức pháp lý của Doanh nghiệp là DN tư nhân, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014

    Căn cứ Khoản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 “7.Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”

    Căn cứ Khoản 16 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 “Kinh doanhlà việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.”

    Như vậy, theo các quy định trên Doanh nghiệp của bạn là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh với mục tiêu lơi nhuận và đăng ký áp dụng chế độ kế toán theo hướng dẫn tại Thông tư 133/2016/TT-BTC.

    Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, DN phát sinh nhiều dự án phi lợi nhuận, mà theo ý kiến của bạn “giống với đơn vị hành chính sự nghiệp”. Thực ra, có sự khác biệt lớn giữa đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp hay dịch vụ công. Hiện nay các đơn vị sự nghiệp công được Nhà nước giao quyền tự chủ tài chính và hoạt động cung cấp dịch vụ công cho xã hội, gần giống như doanh nghiệp bạn ạ. Các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ
    công áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017

    Tình huống của bạn khiến tôi suy nghĩ đến 3 vấn đề sau:

    THỨ NHẤT, nếu mong muốn thực sự của chủ doanh nghiệp là hoạt động vì mục đích xã hội, cộng đồng, phi lợi nhuận thì doanh nghiệp cần hoàn thiện các hình thức pháp lý cần thiết để chuyển đổi từ loại hình
    doanh nghiệp tư nhân sang doanh nghiệp xã hội theo quy định pháp luật hiện hành (Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 96/2015/NĐ-CP)

    THỨ HAI, nếu Doanh nghiệp của bạn duy trì hình thức pháp lý là Doanh nghiệp tư nhân, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định Luật doanh nghiệp thì tình huống bạn đề xuất trao đổi thực sự là vấn đề
    lớn, DN của bạn cần làm rõ khi giải trình trước cơ quan thuế.

    Để trả lời câu hỏi của bạn về việc “phải hạch toán như thế nào?” thì trước hết cần trả lời, việc Công ty bạn chi CÁC KHOẢN CHI CÓ ĐÁP ỨNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC TRỪ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KHÔNG? (quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC; Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, sửa đổi bổ sung tại Thông tư 25/2018/TT-BTC.)
    Trong đó 3 điều kiện đó, có điều kiện: Chứng minh “ chi phí cho dự án A, như công kỹ thuật viên, phụ cấp chủ nhiệm dự án, phụ cấp thư ký dự án…” thực tế liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp
    => Đây là điều kiện mà DN cần tập trung làm rõ, nếu không, DÙ BẠN CÓ HẠCH TOÁN CHI PHÍ GÌ THÌ NHIỀU KHẢ NĂNG CHI PHÍ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ, do chi phí MANG TÍNH CHẤT XÃ HỘI, không phục vụ sản xuất kinh doanh.

    THỨ BA, trường hợp bạn thấy hai vấn đề nêu đều chưa thể làm rõ, thì khoản thu chi trên nên hạch toán NHƯ KHOẢN THU HỘ CHI HỘ, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh hay các nghĩa vụ thuế GTGT, TNDN, TNCN trong kỳ của Doanh nghiệp.
    Việc hạch toán thu hộ chi hộ về cơ bản như sau:
    Khi phát sinh các khoản chi hộ tạm thời: Nợ TK 1388, nợ TK 133/Có TK 111,112
    Khi phát sinh các khoản thu hộ tạm thời: Nợ TK 111, 112/Có TK 1388, Có TK 3331

    Chú ý: Theo dõi chi tiết đối tượng thu chi hộ theo từng pháp nhân, hợp đồng… Trường hợp phải lập hóa đơn thì trên hóa đơn ghi rõ Thu hộ hợp đồng số…., giá trị trước thuế, thuế GTGT và tổng giá thanh toán của phần thu vào bằng với phần chi ra, theo quy định về việc lập hóa đơn tại Thông tư 39/2014/TT-BTC.
    Mong rằng, gợi ý nhỏ của tôi đã làm bạn bớt phần nào bối rối. Chúc bạn ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ!
     
  20. Hữu Long PTI

    Hữu Long PTI New Member

    Cảm ơn những câu trả lời rất chi tiết, cụ thể của chị Hồng Trang
     

Chia sẻ trang này